Thứ Sáu, 15 tháng 1, 2016

Kinh nghiệm hòa nhập cuộc sống mới cho du học sinh

'Tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật là con đường nhanh nhất để kết bạn với người bản địa và hòa nhập môi trường sống của họ', Hà Duy - sinh viên Đại học Tổng hợp quốc gia Astrakhan (Nga) chia sẻ.
  • Vượt qua những trận ốm khi du học  /  Tiết kiệm chi phí sinh hoạt khi học ở Anh
Khi đến môi trường mới, người Việt thường có tâm lý thu mình lại, ngại tiếp xúc với người khác do tự ti, lo sợ họ sẽ đánh giá mình. Vì tâm lý này, nhiều du học sinh Việt thường tách ra ở một mình hoặc ở chung với nhau, trong khi cách tốt nhất để hòa nhập, học ngoại ngữ và văn hóa người bản xứ là ở chung với họ.
kinh-nghiem-hoa-nhap-cuoc-song-moi-cho-du-hoc-sinh
Nguyễn Hà Duy - sinh viên khoa Luật, Đại học tổng hợp quốc gia Astrakhan, Nga. Ảnh: NVCC.
Sự thay đổi môi trường tạo ra tâm lý bất ổn mà không phải ai cũng đủ bản lĩnh để thích nghi. Có những thói quen của người Việt buộc chúng ta phải thay đổi khi sinh sống ở nước ngoài, như nói chuyện, tụ tập ồn ào, hay các thói quen trong ăn uống, sinh hoạt. Với sự thẳng thắn trong suy nghĩ, người nước ngoài sẽ góp ý với các bạn nếu thấy không phù hợp. Chính điều này tạo ra cho các bạn du học sinh ý nghĩ rằng mình không được yêu thích, bị phân biệt đối xử và ngày càng thu mình lại.
Những điều lạ lẫm trong môi trường mới buộc bản thân phải chấp nhận sự khác biệt, tìm cách vượt qua. Nếu không vượt qua được, rất có thể chúng ta phải sống những ngày còn lại với sự tự ti, mặc cảm, với lối suy nghĩ rằng mình đã chọn nhầm đất nước du học, rằng môi trường này không phù hợp, không đủ điều kiện để mình phát triển. Đã có nhiều bạn du học 5-6 năm khi về nước vẫn hoàn toàn không biết gì về những điều cơ bản trong văn hóa bản xứ.
Để giải quyết vấn đề sốc văn hóa và hòa nhập được với môi trường mới, điều đầu tiên các bạn du học sinh nên làm là tìm đến sự giúp đỡ của Hội sinh viên, những người đi trước. Các anh chị có kinh nghiệm sẽ đưa ra cho bạn được lời khuyên chi tiết và hữu ích.
Tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật là con đường nhanh nhất để kết bạn với người bản địa và hòa nhập môi trường sống của họ. Bạn hãy cứ thể hiện mọi khả năng của bản thân, người nước ngoài rất thích và luôn khích lệ điều đó. Nếu biết nhảy, bạn có thể tham gia câu lạc bộ nhảy của sinh viên. Nếu có máy ảnh, đừng ngại cầm nó lên và lang thang trong thành phố, bạn sẽ gặp rất nhiều người thú vị. Nếu biết nấu ăn, hãy mời mọi người thưởng thức món ăn Việt Nam, tìm cách giải thích cho họ về những điều thú vị trong ẩm thực Việt để gắn kết hơn.
Người phương Tây thường rất thích làm những trò "quái", vậy nên đừng ngại rủ họ thực hiện video cover lại các bản nhạc nổi tiếng, quay clip theo các phong trào hot trên mạng xã hội. Một thực tế đã được bản thân "kiểm chứng" là càng quậy, càng năng động, chúng ta sẽ càng dễ hòa mình vào môi trường mới.
Các tân du học sinh cũng cần làm quen với văn hóa xếp hàng, nói "cảm ơn", "xin lỗi", văn hóa đúng giờ… và luôn giữ thái độ lịch thiệp khi giao tiếp để giữ hình ảnh một Việt Nam văn minh trong mắt bạn bè quốc tế.
Tại trường học Tây, tự học luôn được đề cao. Thầy cô sẽ ít khi nhắc nhở và bạn bè cũng không mấy ai quan tâm xem bạn học như thế nào. Nhiều nơi, khi chia nhóm đầu năm, họ sẽ không nhận bạn, hoặc xếp bạn vào nhóm của những người ngoại quốc khác. Trong trường hợp đó, hãy mạnh dạn xin vào nhóm mà bạn muốn và chứng minh cho họ thấy khả năng của mình. Nếu không làm như vậy, bạn sẽ rất dễ bị tách ra khỏi lớp và càng cảm thấy đơn độc hơn.
Tính trung thực, thẳng thắn cũng là điều rất quan trọng để bạn hòa nhập được vào môi trường học tập, sinh sống ở phương Tây. Nếu chưa làm bài, bạn cứ nói là "chưa", nếu không làm được, hãy nói "không", đừng vòng vo lý do này nọ vì bạn sẽ mất điểm trầm trọng trong mắt giáo viên. Việc tích cực đóng góp ý kiến trong lớp sẽ giúp bạn nhanh tiến bộ. Tuy nhiên, hãy phân biệt giữa "tích cực" và "thích thể hiện". Nói quá nhiều, đưa ra quá nhiều ý kiến cá nhân sẽ không nhận được cảm tình của mọi người.
xem thêm: trung tâm gia sư ở dĩ an bình dương

Thứ Năm, 14 tháng 1, 2016

Trung tâm gia sư ở dĩ an bình dương

Trung tâm gia sư ở dĩ an bình dương chuyên cung cấp dịch vụ gia sư uy tín, chất lượng cao. Chúng tôi nhận dạy kèm tại nhà cho học sinh yếu, mất kiến thức cơ bản, các em học sinh không theo kịp các lớp đại trà. Vì vậy phụ huynh cần tuyển gia sư tại bình dương về nhà để dạy kèm riêng cho con mình.
Hiện nay, kiến thức các em đang theo học trên lớp ngày một nhiều hơn do xu thế phát triển của xã hội nên có nhiều em không theo kịp chương trình ở trường ở lớp.

Trung tâm gia sư ở dĩ an bình dương
Chúng tôi nhận thấy rằng dạy kèm tại nhà là phương pháp tốt nhất để học sinh yếu lấy lại được cơ bản, thầy cô sẽ là người " cầm tay chỉ việc" hướng dẫn các em từng bước một, giảng dạy lại từng phần kiến thức các em đã học mà bị lãng quên.
Gia sư bình dương nhận dạy kèm toán,lý , hóa , anh văn, tin học cho học sinh phổ thông từ lớp 1 đến lớp 12. Chúng tôi nhận dạy kèm học sinh tiểu học, dạy tập đọc, phát âm , đánh vần, dạy rèn chữ, toán, tiếng việt với phương pháp sư phạm giúp các em dễ hiểu và nắm bắt kiến thức một cách nhanh nhất. Qúy phụ huynh sẽ yên tâm hơn khi cộng tác với chúng tôi. Với đội ngũ gia sư giỏi nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực gia sư chúng tôi cam kết hoàn trả học phí cho gia đình bạn nếu con bạn học tại trung tâm sau 3 tháng mà không tiến bộ.

cần tuyển gia sư tại bình dương
 Chúng tôi xin chân thành cám ơn quý phụ huynh đã tin tưởng và cộng tác với trung tâm trong nhiều năm qua. Vì tương lai các em học sinh chúng tôi sẽ cố gắng hơn nữa để không phụ lòng tin yêu của gia đình bạn
xem thêm: trung tâm gia sư tại biên hòa
hotline: 0919.47.12.47

Thứ Hai, 4 tháng 1, 2016

Thầy giáo dạy giỏi không qua trường lớp sư phạm

Ông Đặng Tiến Dũng (60 tuổi, trú xã Phúc Đồng, huyện Hương Khê) thường được mọi người gọi với cái tên trìu mến - "thầy Dũng". Sinh ra trong gia đình nông dân có 5 anh chị em, khi 6 tuổi, ông bị sốt rét ác tính, sau nhiều lần chữa trị bất thành thì bị liệt một chân, đi lại khó khăn.
Bị tật, nhưng ông không từ bỏ ước mơ con chữ, hàng ngày vẫn được bố mẹ cõng tới trường. Học hết lớp 7, ông tham gia sinh hoạt Đoàn, rồi làm cán bộ đoàn xã, cán bộ huyện.
nguoi-thay-khong-qua-moi-truong-su-pham
Ông Dũng tâm sự chỉ mong được khỏe mạnh để tiếp tục "làm thầy". Ảnh: Đức Hùng
Làm nhà nước được một thời gian, vì sức khỏe yếu, bệnh cũ tái phát, ông nộp đơn xin về nhà, sau đó cưới vợ, vợ chồng làm ruộng, thợ mộc để nuôi con. Hàng ngày bận việc đồng áng, nhưng đêm đến ông vẫn tìm hiểu sách báo để bổ sung kiến thức.
Nói về cơ duyên trở thành thầy giáo, ông Dũng cười hiền tâm sự, gia đình có 3 người con, khi các cháu đến tuổi đi học, vì không có tiền học thêm nên ông thường đọc sách vở và dạy con học. "Một vài người bạn của con tới chơi, thấy tôi dạy dễ hiểu, thế là chúng trở về nói với bố mẹ xin tới ở tại nhà để được tôi dạy học", ông Dũng kể.
Năm 1994, khi gia đình đang làm nghề mộc, có cậu học sinh thi tốt nghiệp THCS bị trượt tới xin học nghề mộc. Sau khi tìm hiểu hoàn cảnh, ông Dũng động viên cậu bé ôn thi lại, hàng ngày học nghề, đêm đến sẽ dạy kiến thức. Kết quả, kỳ vượt vũ môn sau đó nam sinh đạt 28 điểm, đậu vào trường công lập trong sự ngỡ ngàng của gia đình.
Tiếng lành đồn xa, danh tiếng "thầy Dũng" được nhiều lứa học sinh trong huyện biết tới. Một số phụ huynh tới đặt vấn đề với ông Dũng chuyên tâm dạy học cho con họ, họ sẽ trả kinh phí. "Từ năm 2000 tới nay, tôi dần bỏ nghề sửa xe, thợ mộc để chuyên tâm dạy học. Tôi sắm một ít bàn ghế, mở lớp học ngay tại nhà, dạy các môn Toán, Ngữ văn và Vật lý. Học sinh rất đa dạng, từ lớp 3 đến lớp 12, và có cả người ôn thi đại học, thi học sinh giỏi", ông Dũng nói.
nguoi-thay-khong-qua-moi-truong-su-pham-1
Lớp học được ông Dũng bố trí đặt ngoài hiên nhà, với một vài bộ bàn ghế đơn sơ và bảng viết. Ảnh: Đức Hùng
Lớp học được ông bố trí đặt ngoài hiên nhà, có mái che. Hiện tại có hơn 200 học sinh từ tiểu học đến phổ thông theo học thường xuyên. Ông chia các ngày dạy học rất rõ ràng, thứ hai, tư, sáu dạy học sinh THPT; thứ ba, năm, bảy dạy học sinh THCS; chủ nhật dạy tiểu học, buổi tối ôn thi đại học.
Việc trở thành thầy giáo đa năng với nhiều cấp học không hề làm khó người đàn ông nhỏ bé. Sau giờ đứng lớp, ông luôn bổ sung kiến thức từ sách vở, Internet. Giáo án của ông phụ thuộc vào yêu cầu của học sinh. Ví dụ các em không giải được đề ở trường, ông sẽ cùng ngồi thảo luận, bàn bạc tìm cách giải nhanh nhất, dễ hiểu nhất.
"Với học sinh tiểu học, mình phải nhẹ nhàng, vì lứa tuổi này ưa nịnh. Học sinh THCS và THPT thì phải nghiêm khắc, khi ra bài kiểm tra, tôi chấm điểm chu đáo, sau đó bảo các em về đưa cho phụ huynh ký vào và nộp lại. Mục đích là muốn bố mẹ quan tâm hơn tới kết quả học tập của con, từ đó có hướng uốn nắn", ông Dũng chia sẻ.
Trần Thị Mỹ Hạnh (học sinh lớp 10B3, trường THPT Hàm Nghi, Hương Khê) kể về ông Dũng: "Ông rất vui vẻ, luôn nói chưa từng học qua trường lớp sư phạm nào, nên chúng em không nên gọi bằng thầy. Cách dạy của ông rất cuốn hút, dễ hiểu".
Phụ huynh tên Lan ở xã Phúc Đồng kể 3 con của chị đều được gửi tới lớp của ông Dũng. "Ông dạy rất có tâm và trách nhiệm, mọi tình hình học tập của con tôi đều được ông gọi điện thông báo. Nhờ được ông chỉ dạy, 3 cháu nhà tôi học rất khá", chị Lan cho hay.
nguoi-thay-khong-qua-moi-truong-su-pham-2
Nhiều thế hệ học sinh từng được ông Dũng chỉ dạy đã đỗ đạt và trưởng thành. Ảnh: Đức Hùng
Ngày trước, ông Dũng dạy học cho các em và không lấy kinh phí. Sau nhiều lần được phụ huynh góp ý, ông đồng ý thu 10.000 đồng/học sinh/ca học 3 tiếng. Một số em nhà nghèo ông không thu tiền. Biết gia đình ông đang làm ruộng, bố mẹ các em ngày mùa thường tới cày ruộng, gặt lúa trả ơn.
Hơn 15 năm làm một ông giáo làng, "thầy Dũng" đã giúp cho rất nhiều thế hệ học sinh ở huyện Hương Khê và tỉnh Hà Tĩnh đỗ đạt cao. Nhiều em sau khi thành đạt, cứ đến ngày Nhà giáo Việt Nam, hay ngày lễ Tết đều quay trở về tổ chức tri ân ông. Một số phụ huynh còn lập quỹ khuyến học, nếu ai học lớp ông Dũng mà đỗ đạt cao đều được thưởng.
Trưởng thành từ "lò đào tạo của bố", tới nay 3 người con ông Dũng đều đỗ đạt cao, người con đầu đang làm giảng viên đại học, cô con gái thứ hai có hai bằng đại học kinh tế và sư phạm, cậu út đang học trường sĩ quan. 
Từng nhiều lần tiếp xúc với ông Dũng, thầy Trần Đình Hùng, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Hương Khê đánh giá ông là người đức độ, hiền lành, luôn giúp đỡ người nghèo. "Năng lực của ông Dũng thì đã có học sinh thẩm định, tôi khâm phục ông bởi sự cần cù, tận tụy với công việc", thầy Hùng nói.
nguồn:  http://vnexpress.net/tin-tuc/giao-duc/nguoi-thay-khong-qua-moi-truong-su-pham-3335688.html