Chủ Nhật, 6 tháng 8, 2017

Gia sư Dĩ An Bình Dương phân tích bài thơ đất nước của Tố Hữu



Đoạn thơ nằm ở phần hai thuộc những dòng thơ gần cuối khẳng định tư tưởng đất nước là của nhân dân
Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng
Họ chuyền lửa qua mỗi nhà từ hòn than qua con núi
Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói
Họ gánh theo tên xã tên làng trong mỗi chuyến di dân
Họ đắp đập be bờ cho người đời sau trồng cây hái trái
Gia sư Dĩ An Bình Dương thấy rằng lối điệp cấu trúc họ..cho các động từ truyền chuyền gánh theo đắp đập be bờ chống ngoại xâm vùng lên đánh lại đã tái hiện quá trình xây dựng đất nước của nhân dân đồng thời khẳng định vai trò quan trọng, gắn bó của nhân dân với đất nước.

Đi từ hạt lúa chín là biểu tượng của nên văn minh lúa nước của đất nước, biểu tượng của giá trị vật chất, tinh thần, nhân dân đã gìn giữ và để lại để duy trì sự sống, văn hóa và vật chất của đất nước. Tiếp đến, nhân dân trong giọng điệu mình chính là ngôn ngữ mẹ của ngôn ngữ việt nam, gánh theo tên xã tên làng chính là cả một văn hóa làng xóm để duy trì bản sắc dân tộc, giá trị tinh thần của nhân dân đất nước. Cuối cùng, họ đắp đập be bờ để gầy dựng bảo vệ đất nước, cho người đời sau trồng cây hái trái để tương lai con cháu tiếp tục sự nghiệp của đất nước. Qua tất cả những việc làm của nhân dân đã tôn vinh vai trò của nhân dân đối với đất nước. Nhân dân chính là những người kiến tạo, giữ gìn, truyền lại cho thế hệ tương lai các giá trị văn hóa vật chất tư tưởng. Há chẳng phải đất nước là của nhân dân, do dân làm nên và nhân dân tồn tại. Những việc làm đó, nói thì dễ, làm thì khó, không phải ai cũng làm được.
http://giasubinhduong.edu.vn/tac-gia-tac-pham/gia-su-di-an-binh-duong-noi-ve-dao-nghia-thay-tro-trong-tho-nguyen-trai.html

Hai đoạn thơ việt bắc của tố hữu và đất nước của nguyễn khoa điềm gặp gỡ nhau ở cảm hứng về đất nước nhưng lại có những góc nhìn khác nhau về đất nước, một phần là do hoàn cảnh sáng tác của hai bài thơ khác nhau. Việt bắc là nỗi nhớ và ân tình thủy chung của người cán bộ và con người nơi đây trong những tháng năm kháng chiến, còn đất nước lại là những khám phá mới mẻ, những tư tưởng những chiêm nghiệm, suy tư về đất nước vì được viết sau chiến thắng, đất nước đã được hòa bình độc lập, mỗi bài có một đặc sắc nghệ thuật riêng. Đoạn thơ trích trong việt bắc sử dụng thể thơ lục bát tạo nhịp điệu, giống một lời tâm tình, bày tỏ sử dụng từ láy và các hình ảnh vừa tả thực vừa mang nghĩa tượng trưng rất hiệu quả. 
Gia sư Bình Dương thấy rõ đoạn trích trong đất nước lại sử dụng thể thơ tự do thể hiện những xúc cảm và suy tư chảy tràn về đất nước, lối điệp cấu trúc, liệt kê các hành động đã tô đậm lên được vai trò của nhân dân gắn bó với đất nước. Cả hai bài thơ đều thành công trong việc biểu đạt cảm hứng đất nước đến người đọc. 

Cả hai đoạn thơ gợi suy nghĩ với giới trẻ hiện nay về trách nhiệm của mình với đất nước. Bản thân đang là người trẻ tôi nghĩ đất nước trong chúng tôi chính là sự nối tiếp, gắn kết giữa quá khứ và tương lai hiện tại để đất nước còn mãi sống xứng đáng với những gì cha ông để lại.
Tóm lại hai đoạn thơ việt bắc và đất nước chính là hai ca khúc đẹp nhất về đất nước. Cảm hứng đất nước trong hai đoạn thơ cứ tuôn trào, tuôn trào thấm đẫm cảm xúc, nhắc nhớ chúng ta về những điều đã qua còn hiện hữu đến ngày nay.
xem thêm: gia sư dạy kèm bình dương

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.